Biển Đông - muôn ngả đường tiếp xúc, giao lưu văn hóa của Việt Nam (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế)

Biển Đông - muôn ngả đường tiếp xúc, giao lưu văn hóa của Việt Nam (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế)

 01:51 10/08/2023

Vì lẽ sinh tồn, cư dân Việt Nam không chối từ tiếp xúc, giao lưu kinh tế văn hoá từ biển cả. Đó là lẽ sinh tồn của chính mình, của cộng đồng từ gia đình đến cộng đồng quốc gia, dân tộc. Đó là một bản lĩnh văn hoá của đất nước này, dân tộc này với Biển. tương truyền Thục An Dương Vương chạy đến nơi này rồi nhảy xuống biển tự tử năm 179 trước Công nguyên
Hoàng Sa, Trường Sa: Những trang sử được viết bằng máu (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

Hoàng Sa, Trường Sa: Những trang sử được viết bằng máu (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

 00:24 10/08/2023

Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ thời kỳ tiền sử đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh sống trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Lê Hoàn – Người tổ chức, phát huy và khơi mở nhiều truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc (PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế)

Lê Hoàn – Người tổ chức, phát huy và khơi mở nhiều truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc (PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế)

 22:40 09/08/2023

Hơn sáu mươi năm, sớm tắm mình trong trường đời, trong cuộc đấu tranh gian khổ, sôi động và không mệt mỏi vì công cuộc thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, kiến thiết và hưng thịnh quốc gia dân tộc, quy tụ và phát huy mọi tiềm năm sức mạnh, trí tuệ của quốc gia, đó chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh, trí tuệ, nhân cách, bản lĩnh đích thực của Lê Hoàn
Các thương cảng vùng Nghệ - Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ XI-XIV (PGS.TS Nguyễn Văn Kim)

Các thương cảng vùng Nghệ - Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ XI-XIV (PGS.TS Nguyễn Văn Kim)

 21:23 09/08/2023

Sau khi phục hưng được nền độc lập dân tộc vào thế kỷ X, với sự xác lập quyền lực của vương triều Lý (1009-1225) và triều Trần (1225-1400), Đại Việt đã mau chóng vươn lên thành một quốc gia cường thịnh ở khu vực Đông Nam Á.
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

 17:11 09/08/2023

Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phát kiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 – 1789). Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọng đến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gần một thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tây liên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt – với vai trò nổi bật của Kinh đô Thăng Long – đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ.
Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (kinh nghiệm lịch sử) (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế)

Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (kinh nghiệm lịch sử) (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế)

 20:46 06/08/2023

Nhân loại từ khi hình thành các quốc gia, cộng đồng dân tộc, thì bản năng gắn bó và bảo vệ không gian sinh tồn của sinh học đã vận động, phát triển thành tinh thần yêu nước, thành văn hóa yêu nước, thương nòi. (PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế)
Giới thiệu sách “Còn là TINH ANH” kỷ niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư Trần Quốc Vượng

Giới thiệu sách “Còn là TINH ANH” kỷ niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư Trần Quốc Vượng

 06:15 05/08/2023

Tọa đàm khoa học: “Còn là TINH ANH” kỷ niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư Trần Quốc Vượng” diễn ra vào ngày 17 tháng 08 năm 2015. Sau Tọa đàm, Ban Biên tập và Tổ chức bản thảo gồm có PGS.TS. Vũ Văn Quân, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, TS. Phạm Đức Anh, TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, TS. Đặng Hồng Sơn, TS. Đinh Đức Tiến phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Quốc gia ra Cuốn sách “Còn là TINH ANH”. Website Khoa Lịch sử trân trọng giới thiệu tới quý độc giả cuốn sách “Còn là TINH ANH” và trích đăng bài viết Khai mạc Tọa đàm của PGS.TS Vũ Văn Quân: “Giáo sư Trần Quốc Vượng: Nhà Sử học, Khảo cổ học và Văn hóa học xuất sắc”.
Thiên đô chiếu của vua Lý Công Uẩn – Những giá trị chưa bao giờ cũ

Thiên đô chiếu của vua Lý Công Uẩn – Những giá trị chưa bao giờ cũ

 02:32 05/08/2023

Chiếu dời đô bộc lộ khúc triết, tổng thể tâm thế, tư duy, nhân cách của bậc đế vương khai sáng một triều đại, khai sinh một kinh thành của quốc gia Đại Việt 1.000 năm trước.
Định đô Thăng Long - Bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc

Định đô Thăng Long - Bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc

 01:51 05/08/2023

Kinh đô - thủ đô là trung tâm quyền lực quốc gia. Quyền lực đó phải được tập trung và lan toả. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả về quản lý và phát triển đất nước, tạo nên sự gắn kết quốc gia - dân tộc.
1675141064 top fon com p fon literaturnaya gostinaya dlya prezentat 75

Giới thiệu cuốn sách: “Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X - XIX”

 02:14 04/08/2023

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả cuốn sách “Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X – XIX”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. Sau đây xin trích đăng phần Mở đầu của cuốn sách như một lời giới thiệu tới quý độc giả. Trân trọng!
Giới thiệu sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý-Trần-Hồ của TS Đặng Hồng Sơn

Giới thiệu sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý-Trần-Hồ của TS Đặng Hồng Sơn

 21:29 03/08/2023

Năm 2016, Nhà xuất bản Thế giới cho ra mắt ấn phẩm sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý-Trần-Hồ của TS Đặng Hồng Sơn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Phó Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam. Website Khoa Lịch sử xin trân trọng trích đăng lời giới thiệu cuốn sách của PGS.TS Tống Trung Tín - Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam tới quý độc giả!
Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

 21:14 03/08/2023

Cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản sau 10 năm ra mắt bạn đọc. Đây là kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học mã số QG.04.17 dày 425 trang, gồm 7 chương. Chương mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử của Đông Á trước nguy cơ xâm thực của tư bản phương Tây. Bốn chương tiếp theo phân tích các cuộc cải cách điển hình ở Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc và Việt Nam. Riêng Nhật có thêm chương về Giáo dục thời Minh Trị. Chương cuối tổng kết những đặc điểm và kinh nghiệm của phong trào.
Giới thiệu sách "Thi hương thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội và Nam Định)" của TS Đỗ Thị Hương Thảo

Giới thiệu sách "Thi hương thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội và Nam Định)" của TS Đỗ Thị Hương Thảo

 20:50 03/08/2023

Trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc cuốn sách Thi hương thời Nguyễn (Qua hai trường thi Hà Nội và Nam Định) của TS Đỗ Thị Hương Thảo do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Sau đây xin trích đăng phần Mở đầu của cuốn sách do GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam viết, như một lời giới thiệu tới quý độc giả.
Bộ sách Việt Nam trong quá khứ: Tư liệu nước ngoài

Bộ sách Việt Nam trong quá khứ: Tư liệu nước ngoài

 20:48 03/08/2023

Cùng với những sưu tập đáng kể về Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Đông Nam Á học... các pho sách cổ về lịch sử, văn hoá Việt Nam, lịch sử Trung Hoa và các tập nhật ký, du ký của người phương Tây viết về Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực là những nguồn sử liệu hết sức giá trị.
Sách: "Việt nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển"

Sách: "Việt nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển"

 20:06 03/08/2023

Hòa nhịp với xu thế và những phát triển chung của giới nghiên cứu trong nước, quốc tế, trong thời gian qua, Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á (Nhóm NCTMCA) và các giảng viên Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu về truyền thống khai thác biển, văn hóa biển, thương mại biển, lịch sử bang giao và quá trình đấu tranh, xác lập chủ quyền biển đảo của dân tộc ta trong lịch sử. Cuốn sách: "Việt Nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển" do PGS. TS Nguyễn Văn Kim và TS. Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên...
Giới thiệu cuốn sách: Một số chuyên đề Lịch sử thế giới (Tập III)

Giới thiệu cuốn sách: Một số chuyên đề Lịch sử thế giới (Tập III)

 15:54 03/08/2023

Tiếp nối những kết quả đạt được của các công trình: Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Tập I (2001, 2003, 2008) và Tập II (2006, 2008), Bộ môn Lịch sử thế giới thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) chủ trương biên soạn và xuất bản cuốn Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Tập III…
(VHNA) Những nghiên cứu của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế về các nhân vật lịch sử Văn hoá Việt Nam

(VHNA) Những nghiên cứu của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế về các nhân vật lịch sử Văn hoá Việt Nam

 08:13 24/02/2023

Tưởng nhớ 10 năm ngày mất của Nhà giáo ưu tú, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế (1954 - 2013) - Cố chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội), Văn hoá Nghệ An xin được trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Quang Hà (Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) nhìn lại một vài khía cạnh về những đóng góp của nhà Sử học Nguyễn Hải Kế đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây